Lịch sử thương hiệu Caran d’Ache

Từ khi thành lập ở Geneva vào năm 1915, lịch sử Caran d'Ache đan xen với sự sáng tạo và cảm xúc. Vô số thế hệ nghệ sĩ nghiệp dư và chuyên nghiệp đã chia sẻ và tiếp tục lan toả niềm đam mê với chất lượng của các công cụ viết.

Ban đầu được biết đến với tên gọi Fabrique Genevoise de Crayons, thương hiệu này được đổi tên thành Caran d'Ache vào năm 1924 theo gợi ý của Arnold Schweitzer, người đứng đầu công ty vào thời điểm đó. Caran d'Ache có nghĩa là bút chì trong tiếng Nga và có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "kara-tash" có nghĩa là đá đen, liên quan đến than chì. Là một biểu tượng thực sự của nhãn hiệu Swiss Made, Caran d'Ache vẫn là một công ty gia đình, hiện do Carole Hubscher đứng đầu, người đại diện cho thế hệ thứ tư của gia đình tham gia quản lý công ty ở cấp cao nhất kể từ những năm 1930.

Lịch sử thương hiệu Caran d’Ache

Biểu tượng Caran d' Ache những năm đầu thành lập

Quá trình phát triển của Caran d’Ache

1915 – Thành lập xưởng chế tạo bút chì tại Geneva.

Xưởng sản xuất bút chì tại Geneva

Những năm 1920s, dòng bút chì Technograph ra đời, một sản phẩm bút chì than với thân làm bằng gỗ tuyết tùng cùng dòng chữ vàng khắc trên thân bút. Technograph đã trở thành biểu tượng cho sự tinh thông và chuyên nghiệp của hãng Caran d’Ache trong lĩnh vực than chì kể từ thập niên những năm 1920.

Bút chì Technograph

Cũng trong giai đoạn này, nhân vật được biết với cái tên “Bonne-Mine” cũng được ra đời. Bonne-Mine là nhân vật tượng trưng cho nguồn gốc và truyền thống của thương hiệu Caran d’Ache. Với cái nhìn hài hước, Bonne-Mine tượng trưng cho một thế kỷ của chất lượng và sự tin cậy.

Nhân vật "Bonne-Mine" biểu trưng của Caran d' Ache

Năm 1924, xưởng sản xuất bút chì được nhượng lại cho Arnold Schweitzer và chính thức đổi tên thành “Caran d’Ache”, theo nghệ danh của một nghệ sĩ nổi tiếng người Pháp Emmanuel Poiré.

Được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1929, Fixpencil là cây bút chì bấm đầu tiên trên thế giới có cấu tạo với cơ chế ôm chặt lấy ruột chì than một cách khéo léo (đã được cấp bằng sáng chế).

Bút chì Fixpencil

Năm 1931, hãng Caran d’Ache tạo ra một cuộc cách mạng hóa trong giới thiết kế và nghệ thuật màu sắc khi sáng tạo ra Prismalo - loại bút chì màu có thể hòa tan trong nước đầu tiên trên thế giới ngay tại xưởng ở Geneva.

Dòng bút Prismalo của Caran d' Ache

Năm 1952, với mục đích nhằm hỗ trợ các nghiên cứu sinh tìm tòi, phát hiện khả năng nghệ thuật và tài năng của mình, Caran d’Ache bắt đầu phát triển một công thức mới cho loại bút chì sáp (dầu parafin). Và sao đó, Neocolor I ra đời và trở thành một sản phẩm quan trọng thiết yếu trong ngành mỹ thuật. Năm 1972, Caran d’Ache đã tiếp tục tạo ra phiên bản bút chì sáp có thể hòa tan trong nước – Neocolor II.

Dòng bút Neocolor I & II

Vào năm 1953, Caran d’Ache cho ra đời bộ sưu tập Ecridor, nhân tố đầu tiên góp phần vào sự phát triển của loại bút chì bấm chất lượng cao. Là một trong những dòng sản phẩm kinh điển của Maison Caran d’Ache, Ecridor đồng nghĩa với sự thanh lịch, tao nhã, chắc chắn và đáng tin cậy – những ngôn từ mỹ miều dành cho nhãn hiệu chất lượng cao của Thụy Sĩ. Phần thân bút bằng kim loại và cấu tạo lục giác dễ dàng nhận thấy đã trở thành một biểu tượng của sự hiện đại, tân tiến.

Dòng bút chì Ecridor

Năm 1969, Caran d’Ache nhờ các nhà thiết kế nổi tiếng tạo ra dòng bút bi 849 với hình dáng lục giác và tỉ lệ cân đối tuyệt hảo tạo cảm giác cực kỳ thoải mái khi sử dụng. Thân bút được làm bằng kim loại và có tính chất huỳnh quang cùng với họa tiết thời thượng, màu sắc sáng và có tính dạ quang. Và bút bi 849 đã trở thành một trong những huyền thoại thời kỳ này.

Dòng bút bi 849

Năm 1970 là năm khởi đầu của bộ sưu tập Madison, cũng là lần đầu tiên hãng tung ra sản phẩm bút máy.

Caran d' Ache Madison

Đến 1974, Caran d’Ache dời cơ sở sản xuất từ trung tâm thành phố đến một khu liên hợp hành chính và sản xuất mới ở Thônex, vùng ngoại ô Geneva.

Năm 1983, Caran d’Ache phát triển phương pháp sản xuất độc nhất kết hợp với nghệ thuật sơn mài Trung Hoa.

Năm 1999, hãng Caran d’Ache cho ra đời mẫu bút Modernista Diamonds và được đưa vào sách Kỷ lục Guinness với danh hiệu “Cây bút đắt nhất thế giới”.

Caran d’Ache Modernista Diamonds

Năm 2010, chính thức mở cửa hàng kinh doanh đầu tiên của Caran d’Ache tại Geneva đồng thời tung ra bộ sưu tập Luminance 6901, sản phẩm bút chì màu với chứng nhận có độ lưu giữ màu tốt nhất.

Cửa hàng kinh doanh đầu tiên của Caran d’Ache tại Geneva

Bộ sưu tập Luminance 6901

Cũng trong năm này, 1010 Diamons - cây bút máy đắt nhất thế giới ra đời. Thiết kế độc nhất này được làm bằng vàng trắng với hơn 850 viên kim cương nguyên chất đặc biệt hiếm có. Tuyệt tác tuyệt vời của sự khéo léo và tay nghề cao này nằm trong bộ sưu tập 1010 của hãng – ra đời nhằm bày tỏ sự kính trọng với nghệ thuật chế tạo đồng hồ tinh xảo của Thụy Sĩ.

Caran d' Ache 1010 Diamond Ddition

Năm 2012, Bà Carole Hubscher trở thành Chủ tịch của Caran d’Ache, người tiếp nối đời thứ 4 của gia đình.

Carole Hubscher

Cũng trong năm 2012, hãng tiếp tục sáng tạo, phát triển và cho ra đời sản phẩm mới - Caelograph, cây bút máy đầu tiên có thể đọc được “không gian và thời gian” (chi tiết về các chòm sao, đặc điểm trên la bàn, vĩ độ, ngày tháng,… trên thân bút đã thể hiện điều này).

Caran d’Ache Caelograph

Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 100 năm chặng đường của Caran d’Ache, hãng đã cho ra mắt mẫu logo mới và bộ sưu tập độc nhất để kỷ niệm dịp này. Bộ sưu tập bao gồm 5 sản phẩm tượng trưng điển hình nhằm tôn vinh các đơn vị phụ trách mảng sáng tạo của Caran d’Ache.

Quá trình thay đổi logo của Caran d’Ache qua các giai đoạn

Quá trình thay đổi logo của Caran d’Ache qua các giai đoạn

Năm 1927, mẫu logo đầu tiên của Caran d’Ache ra đời theo phong cách Art Deco giai đoạn thập niên 1920, phỏng theo mẫu chữ ký của nghệ sĩ Emmanuel Poiré.

Vào năm 1929, logo Caran d’Ache mang màu đen chuyển sang màu đỏ, cùng slogan “Chất lượng Thụy Sĩ” được nhắc đến một cách tự hào ngay phần trên của logo.

Kể từ thập niên 1940, logo của hãng được tiêu chuẩn hóa và sử dụng font chữ sans-serif trong suốt giai đoạn này.

Đến năm 1974, logo hãng được thay đổi với chi tiết nhân vật “Bonne-Mine” và nhãn “Swiss Made” (xuất xứ Thụy Sĩ) được thêm vào.

Cũng trong giai đoạn những năm 1970s, việc tung ra bộ sưu tập bút cao cấp đầu tiên (bao gồm cả bút máy) khiến những nhà điều hành cảm thấy cần thiết phải tạo ra một đặc điểm nhận dạng và một logo khác biệt cho các công cụ viết lách thuộc hàng “siêu phẩm” của hãng. Đối với các sản phẩm liên quan mỹ thuật thì từ năm 1981, Caran d’Ache đã sử dụng logo lấy nguồn cảm hứng từ chữ ký của họa sĩ Emmanuel Poiré. Những bản vẽ của ông được dùng để trang trí cho các hộp đựng bút chì màu của Caran d’Ache từ thập niên 1930.

Vào năm 1998, logo thuộc hàng “siêu phẩm” được đính kèm mã số của từng loại sản phẩm cao cấp khác nhau để tạo nên sự khác biệt nhưng vẫn giữ mối liên kết với Caran d’Ache. Được trang trí bởi các ký tự chồng lên nhau và cụm “of Switzerland” (1998 – 2011), sau đó là “Genève” (2012 – 2014) được sử dụng nhằm gợi nhớ rằng, dù lúc ban đầu mới thành lập (1915) cho đến hôm nay và cả mãi sau này nữa, thì tất cả sản phẩm của Caran d’Ache đều được tạo ra tại chính xưởng ở Geneva.

Năm 2015, để kỷ niệm 100 năm kỷ niệm thành lập hãng, Caran d’Ache đã tung ra mẫu logo mới cho tất cả sản phẩm. Nó vẫn có chủ ý giữ lại bản chất của họa tiết cũ nhưng sử dụng một phiên bản chữ ký khác của Emmanuel Poiré. Như một sự gợi nhớ về nguồn gốc của hãng, logo mới được làm nổi bật bằng các chi tiết đồ họa ấn tượng nhất hình thành nên các giai đoạn phát triển của Caran d’Ache.

Nguồn : butsuutap.vn